Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc để nâng hạng thị trường chứng khoán
Yamaha Grande 2022 được hãng xe Nhật Bản tạo dáng mềm mại, thời trang, lịch lãm và trẻ trung hơn mẫu cũHành tím Vĩnh Châu thu hoạch rộ, nông dân mừng vì trúng mùa
Chiều 17.1, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam (thuộc T.Ư Đoàn) tổ chức họp báo công bố Giải thưởng Bền đam mê, nhằm tôn vinh những nỗ lực vượt qua khó khăn và sự bền bỉ trong hành trình theo đuổi đam mê của thế hệ trẻ Việt Nam.Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; anh Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Tài năng trẻ Việt Nam.Ban tổ chức cho biết, Giải thưởng Bền đam mê do nhãn hàng Number One (Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) tài trợ và đồng hành thực hiện, được xây dựng trên tinh thần cổ vũ, khích lệ và đồng hành với thế hệ trẻ trong hành trình vượt qua khó khăn, kiên trì với đam mê để hiện thực hóa ước mơ và phấn đấu trở nên phiên bản tốt hơn của chính mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ phát triển nhanh chóng, các bạn trẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Giải thưởng ra đời nhằm khẳng định tầm quan trọng của đam mê và sự bền bỉ trong việc đạt được thành công.Theo ban tổ chức Giải thưởng Bền đam mê không chỉ tôn vinh cá nhân mà còn tập trung vào các dự án mang lại giá trị thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã hội. Từ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đến khởi nghiệp và sáng tạo khoa học, giải thưởng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho xã hội, giúp đất nước hội nhập và tiến xa hơn trên bản đồ quốc tế.Giải thưởng sẽ giúp kết nối, xây dựng một cộng đồng những người trẻ tài năng, nơi họ không chỉ nhận được sự hỗ trợ mà còn có cơ hội kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng những giá trị lớn lao cho xã hội.Đối tượng tham gia xét chọn Giải thưởng Bền đam mê là các cá nhân là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 19 - 35, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bền bỉ theo đuổi đam mê và mang lại những giá trị, ý nghĩa tích cực cho cộng đồng, ở các lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh doanh - khởi nghiệp, hoạt động xã hội.Tiêu chí xét chọn giải thưởng gồm: có ít nhất 3 năm liên tục trong một lĩnh vực. Dự án xét giải có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội, có tính lan tỏa và truyền cảm hứng tích cực, mang lại lợi ích cho cộng đồng, có tính áp dụng thực tiễn cao, gần gũi với giới trẻ, dự án mà mọi người đại chúng có thể hiểu, đồng cảm, kết nối, và cảm thấy có liên quan đến đời sống của họ… Người thực hiện dự án thể hiện sự đam mê, bền bỉ, kiên trì vượt qua nhiều khó khăn gian nan để theo đuổi đến cùng dù có thể từng gặp thất bại.Giá trị giải thưởng 2,3 tỉ đồng sẽ được trao cho từ 4 - 6 dự án của Giải thưởng Bền đam mê. Thời gian nhận hồ sơ: từ 18.1 - 28.2.2025 (tính theo dấu bưu điện); thẩm định, xét duyệt hồ sơ tháng 3.2025.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về giá trị cao nhất của mỗi giải thưởng, đại diện ban tổ chức cho biết, dự kiến mỗi giải thưởng có giá trị từ 200 - 500 triệu đồng. Ban tổ chức xét tặng và tổ chức trao thưởng trong dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.2025). Hồ sơ đề cử gửi về: Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam - đơn vị thường trực giải thưởng. Địa chỉ: số 15 Hồ Xuân Hương, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội; thường trực Văn phòng Quỹ: email: tunguyentienphong@gmail.com.
Mối nguy từ 'virus thây ma' trong băng vĩnh cửu
Ngày 28.1 (29 tháng chạp), Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP.Đồng Xoài tiến hành điều tra vụ phát hiện thi thể một cô gái trẻ nổi trên bờ hồ Suối Cam (KP.Phú Lộc, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) vào trưa cùng ngày.Trước đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, người dân đi chơi ở khu vực bờ hồ Suối Cam (thuộc KP.Phú Lộc, P.Tân Phú) bất ngờ phát hiện dưới mép bờ hồ một thi thể nữ trong tư thế nằm sấp, úp mặt xuống nước, trên người mặc áo đen, quần jean, nên trình báo cơ quan công an. Nhận được tin báo, lực lượng công an đến hiện trường điều tra, làm rõ. Qua xác minh, danh tính nạn nhân được xác định là P.T.G (25 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài). Hiện vụ việc phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới hồ Suối Cam được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Ngân hàng tinh trùng Cryos đã bán nguồn tinh trùng do ông này hiến tặng với giá khoảng 1.400 USD mỗi mẫu, nhưng Meijer tuyên bố ông làm miễn phí.
Phản diện 'Nữ hoàng nước mắt' Park Sung Hoon: Xin đừng ghét tôi
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa.